0984111038

Hiển thị tất cả 3 kết quả

Tìm hiểu về tầm quan trọng của chân cột nhà gỗ

Chân cột nhà hay còn gọi là đá kê chân cột hay chân tảng đá kê cột là những khối đá tự nhiên được gia công và chế tác theo những hình dáng, kích thước khác nhau để kê cột nhà. chân cột nhà có thể thiết kế theo dạng hình khối tròn hoặc hình vuông tùy thuộc yêu cầu của người đặt mua sản phẩm đá mỹ nghệ . Vai trò, đặc trưng của chân cột nhà gỗ về cơ bản như sau:

  • Thứ nhất: Đóng vai trò trụ đỡ trong kết cấu: Phần cột nhà thường được làm ở các vị trí sảnh, hiên của ngôi nhà thờ họ. Hoặc cũng có thể được sử dụng ở các chi tiết chân cột ở cổng … đều là các vị trí dễ dàng tiếp xúc với các điều kiện tự nhiên, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ điều kiện khí hậu bên ngoài tác động vào. Do đó, vị trí cần sự chắc chắn để bảo vệ cho phần cột nhà phía trên.
  • Thứ hai: Đá kê cột giữ vai trò chịu lực chính của toàn bộ phần thân cột và kết cấu phía trên của công trình. Vị trí chịu tải trọng lớn và quan trọng giúp chống đỡ và tạo sự an toàn tuyệt đối cho ngôi nhà thờ.
  • Thứ ba: Vị trí của đá kê cột nhà tiếp xúc trực tiếp với nền nhà ( nền đất ẩm) thuộc khí hâu nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta thường xuyên bị ẩm mốc và ướt. Nếu sử dụng đá kê cột nhà ( Đặc biệt nếu cột là cột gỗ) sẽ đem lại tác dụng cực kì tốt. Tác dụng của chân tảng đá kê cột sẽ giúp ngăn cách được sự tiếp xúc giữa thân cột gỗ bên trên với nền đất ẩm phía dưới. Từ đó hạn chế tối đa các hiện tượng ngấm, thấm nước, các hiện tượng mục của gỗ tự nhiên, các hiện tượng mối mọt. Và đặc biệt, nếu bạn để ý kĩ các công trình nhà thờ, nhà truyền thống có sử dụng đá kê cột nhà cho các cột bằng gỗ tự nhiên như vậy  thì độ bền của cột gỗ lên rất cao có thể tồn tại được hàng trăm năm.
  • Thứ tư: Về tính thẫm mỹ: Các mẫu đá kê cột nhà thường có tiết diện vuông hoặc tròn lớn hơn so với tiết diện của cột. Điều  này tạo nên bệ đỡ vững chắc bằng đá kiên cố cho cột của công trình. Chính vì thế, ở các công trình tâm linh như đình, chùa, nhà thờ họ, các khu lăng mộ đá… thì việc sử dụng loại vật liệu này cũng mang lại tính thẩm mỹ và sang trọng vô cùng. Đặc biệt khi đây là chi tiết bệ đỡ, càng tạo nên sự bề thế và hoành tráng.

Đặc điểm của chân cột nhà

Hiện nay, các mẫu chân cột nhà ngày càng đa dạng về hình dạng và kích thước phù hợp với các loại cột nhà khác nhau.

Đặc trưng về mặt chất liệu của chân cột nhà hầu hết được sử dụng các loại đá khối tự nhiên với nhiều hình dạng ( chủ yếu là tròn và vuông) để chống đỡ cho cột các công trình nhà thờ họ, các công trình tâm linh, lăng mộ đá…

Chân tảng đá kê cột bồng thường có chiều cao trung bình từ khoảng 30cm đến 45cm.  Hoặc cũng có thể có chiều cao và độ lớn hơn hẳn tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, cũng như diện tích, kích thước cần thiết để đạt được tính thẩm mỹ cao nhất.

Đá kê cột bệt thường có chiều cao thấp hơn từ khoảng 12cm đến 15cm, 25cm.

Cả 2 loại chân tảng đá kê cột bồng và bệt đều được chế tác bằng thủ công hoặc hiện nay được chế tác bằng máy móc công nghiệp rất phổ biến nên giá thành các sản phẩm cũng trở nên rẻ và chất lượng hơn hẳn.

Hoa văn trang trí trên mỗi mẫu mã đá kê cột cũng rất đa dạng và phong phú với nhiều hình dạng, đặc trưng khác nhau.

Có nhiều mẫu đá  trơn, đơn giản, có nhiều mẫu chân tảng đẹp với kiểu mẫu mã trạm lá sòi, cổ đá được chạm hạt cườm, một số các chi tiết hoa văn, chi tiết hình cánh sen, họa tiết đơn giản…. phù hợp với phong cách kiến trúc cũng như sự đa dạng trong cách lựa chọn hình thức phù hợp với chi tiết hoa văn cột đá bên trên.

Chân cột nhà bằng đá xanh rêu
Chân cột nhà bằng đá xanh rêu
Một loại đá tự nhiên, ít gân, đều màu và có giá thành cao hơn các mẫu đá kê chân cột bằng đá xanh đen.

Đá kê chân cột bằng đá xanh
Đá kê chân cột bằng đá xanh

Mẫu chân cột nhà loại cao ( chân tảng bồng )

Mẫu chân cột nhà loại thấp ( chân tảng bệt )

Chân cột nhà

Mẫu chân cột vuông

Chân cột nhà

Mẫu chân cột tròn